Lập Kế hoạch kinh doanh: Phần 6 - Kế hoạch chi phí !

Như ở các phần trước tôi đã giới thiệu bao gồm: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5; Ở Phần 6 này tối giới thiệu với các bạn cách tổng hợp các chi phí triển khai và vận hành doanh nghiệp như đã trình bày trong bản kế hoạch. Mọi sự sắp xếp và tính toán chi phí cho các yêu cầu đã xác định trong các phần trước, cũng như cho các yếu tố thích hợp khác.

Đọc phần 6 các bạn sẽ trả lời được các câu hỏi như: Bạn chọn nhà cung cấp như thế nào? Các căn cứ để bạn xác định lượng hàng tồn kho như thế nào? Các chi phí để bạn khởi sự doanh nghiệp cũng như thực hiện kế hoạch của mình?... 


A - Các yếu tố để thực hiện bản Kế hoạch

• Xem xét những hạng mục như: đặc điểm kỹ thuật và chi phí cho văn phòng, nhà xưởng; chi phí xây mới hay sửa chữa thiết bị sản xuất, chi phí lắp đặt nội thất và thiết bị văn phòng.
• Nên mua sắm hay thuê những tiện ích và thiết bị đó.
• Chỉ ra những người cung cấp/nhà thầu có khả năng• Đối với nhà xưởng, thiết bị,..có sẵn đưa vào thực hiện kế hoạch, liệt kê chi tiết giá mua nguyên thuỷ cũng như giá trị còn lại trong sổ kế toán.
• Tóm tắt tất cả các thông tin trên trong một bảng.

B - Xác định Tồn kho đầu kỳ:

• Giá trị hàng tồn kho, nguyên vật liệu…phải được xác định bằng giá mua nguyên thuỷ, hàng mới nhập được định giá theo các bản chào hàng của nhà cung cấp.
• Xem xét khả năng đặt hàng theo số lượng một cách kinh tế nhất cũng như thời gian giao hàng.
• Sử dụng các thông tin này để tính toán nhu cầu lưu kho (bao nhiêu ngày) để đạt được doanh số mục tiêu (nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng như thành phẩm).
• Tính toán thời gian và chi phí đặt hàng.

C - Những chi phí khởi sự:

• Tổng hợp thành bảng các loại và khối lượng các chi phí khác như: chi phí quảng cáo ban đầu, đặt cọc cho các công ty cung ứng dịch vụ, dịch vụ phí về pháp luật và kế toán, xin giấy phép hoặc đăng ký kinh doanh, tuyển dụng và đào tạo, đăng ký nhãn mác..
• Khi thích hợp, cân nhắc các khoản mục như giải phóng mặt bằng, đền bù, thủ tục thuê đất- điều tra toàn diện các khoản mục chi phí này thông qua các nhà chức trách địa phương.

D - Chi phí gián tiếp:

• Tập hợp thành bảng các chi phí gián tiếp điển hình theo tháng và năm, theo đà phát triển của doanh nghiệp.
• Áp dụng đối với các chi phí phân phối, chi phí bán hàng và marketing, chi phí thành lập doanh nghiệp (ví dụ chi phí bảo hiểm, thuê nhà, tiện ích điện nước, chi phí hành chính kể cả trả lương nhân viên quản lý).

E - Vốn lưu động:

• Đây là lượng vốn cần thiết để duy trì lượng tiền mặt, duy trì kho hàng cũng như hàng hoá đã phân phối nhưng chưa được thanh toán (tức là bằng tổng tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn; những số liệu này được ước tính từ dự đoán về dòng tiền trong chương tiếp theo.

F - Bảng tóm tắt:

• Lập bảng cho từng loại khoản mục chi phí kể trên, liệt kê khối lượng chi phí và thời gian (tháng) cần phải thanh toán các khoản mục đó.
Chương này và chương tiếp sau về Dự báo Tài chính là những phần được quan tâm nhất. Để chuẩn bị một cách chu đáo cho phần này hãy đọc tài liệu “Kế Hoạch Kinh Doanh – Kế Hoạch & Dự Báo Tài Chính”.

Để thấy rõ hơn những điều kiện cần và đủ cho việc thành lập Doanh nghiệp, mời các bạn tham khảo bài viết "Lượng tiền cần thiết ban đầu để tiến hành kinh doanh" tại đây

Nguồn:  tổng hợp

1/Để lại bình luận

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

  1. Nặc danh17/4/11 11:20

    day la nhung y dinh so luoc, can co ke hoach hoach dinh ro rang chien luoc ma minh thuc hien

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!