Với những câu hỏi đặt ra, có thể hiểu
“hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả hữu ích mà doanh nghiệp thu được với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế
đặc trưng, xác định bằng cách so sánh giữa chỉ tiêu phản ánh kết quả
đạt được về kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng nguồn lực
hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh tế
xã hội của doanh nghiệp”.
Thực chất hiệu quả kinh doanh là biểu
hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng
vốn để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Theo đó,
hiệu quả kinh doanh được xác định bằng công thức tổng quát (hiệu quả
kinh doanh = kết quả đầu ra – chi phí đầu vào).
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của chi phí hoặc yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu cho biết, một đơn vị chi phí, vốn hay nguồn lực đầu vào sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Trong đó, chi phí đầu vào có thể đo lường bằng các chỉ tiêu như vốn kinh doanh, vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu, chi phí kinh doanh, số lượng lao động, số lượng tài sản cố định,… sử dụng trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả đầu ra có thể đo lường bằng chỉ tiêu doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị sản xuất,… mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ kinh doanh. Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng đến hệ thống nhiều chỉ tiêu, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện.
Tuy nhiên, trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của chi phí hoặc yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu cho biết, một đơn vị chi phí, vốn hay nguồn lực đầu vào sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Trong đó, chi phí đầu vào có thể đo lường bằng các chỉ tiêu như vốn kinh doanh, vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu, chi phí kinh doanh, số lượng lao động, số lượng tài sản cố định,… sử dụng trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả đầu ra có thể đo lường bằng chỉ tiêu doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị sản xuất,… mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ kinh doanh. Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng đến hệ thống nhiều chỉ tiêu, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện.
Tuy nhiên, trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.
Hiện nay, các nhà phân tích tài chính
thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt
động của doanh nghiệp. Đây là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả,
cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ
bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng, bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà sử dụng dạng thức cho phù hợp. Tuy nhiên, cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc triển khai chỉ tiêu ROE (tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu). Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản:
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng, bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà sử dụng dạng thức cho phù hợp. Tuy nhiên, cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc triển khai chỉ tiêu ROE (tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu). Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản:
Hay:
Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu
thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu - Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí
của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản)
- Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ) - Đây là
yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của
doanh nghiệp.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh
doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố
trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm
nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi
nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh
doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng
cao vòng quay tài sản.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân
tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các
năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này
qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự
đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
Ví dụ khi nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng thì nhà phân tích cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này không? Khả năng tài chính của doanh nghiệp có còn đảm bảo an toàn không?
Ví dụ khi nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng thì nhà phân tích cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này không? Khả năng tài chính của doanh nghiệp có còn đảm bảo an toàn không?
Nếu sự gia tăng ROE đến từ việc gia tăng
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc vòng quay tổng tài sản thì đây là
một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên các nhà phân tích cần phân tích sâu
hơn. Liệu sự tiết giảm chi phí của doanh nghiệp có thể tiếp tục diễn ra
không và nó bắt nguồn từ đâu? Doanh thu có tiếp tục tăng không với cơ
cấu sản phẩm của doanh nghiệp như hiện nay và sẽ tăng ở mức nào?
Để trả lời các câu hỏi đó có thể triển
khai ROE dưới dạng thức mở rộng bằng cách tiếp tục khai triển chỉ tiêu
lợi nhuận sau thuế và tổng vốn kinh doanh bình quân từ dạng thức cơ bản.
Dupont được triển khai dưới dạng mở rộng:
hay:
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont
cũng phân tích tương tự như dạng thức cơ bản song qua dạng thức này có
thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thông
qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi
nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng
của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích
sẽ đánh giá được mức tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý
tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì
các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của
doanh nghiệp.
Cũng như vậy, đối với nhân tố vòng quay
toàn bộ vốn có thể đánh giá thông qua chính sách đầu tư tài sản cũng như
tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Nếu
số vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay vòng của các loại
tài sản ngắn hạn như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên thì
hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu số vòng quay tổng vốn tăng lên là do thay
đổi cơ cấu đầu tư tài sản, thì điều này phải đảm bảo phù hợp với lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp
cũng như môi trường kinh doanh.
Như vậy, trên
cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp
xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.
Nguồn: Link gốc - http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Phan-tich-ty-suat-loi-nhuan-tren-von-chu-so-huu-qua-mo-hinh-Dupont/39000.tctc
Nguồn: Link gốc - http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Phan-tich-ty-suat-loi-nhuan-tren-von-chu-so-huu-qua-mo-hinh-Dupont/39000.tctc
Đăng nhận xét
NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!