Việc phân tích mối quan hệ
giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (phân tích CVP) tập trung vào sự
ảnh hưởng của các hoạt động ở từng mức độ khác nhau để đưa ra các kết
quả tài chính của công ty.
Sẽ
rất tuyệt vời nếu chúng ta có khả năng biết trước được mọi sự việc
trong tương lai để đưa ra quyết định hoàn hảo ở thời điểm hiện tại. Lấy
một nhà hàng làm ví dụ: Nếu chủ quán có thể biết được tối nay sẽ có bao
nhiêu khách tới ăn những món gì, với số lượng bao nhiêu, thì ông ta hẳn
sẽ chuẩn bị lượng thức ăn và nhân công đầy đủ nhất, thậm chí không dư
thừa chút nào. Nhưng thực tế thì không được như vậy. Hầu hết các chủ
quán nhà hàng sẽ chuẩn bị lượng thức ăn hoặc nhân công dựa trên những
kinh nghiệm trong quá khứ hoặc ít nhất là dựa trên một sự ước tính có
căn cứ nào đó.
Áp
dụng điều này với doanh nghiệp, việc biết trước chắc chắn số lượng hàng
hóa sẽ bán được là điều không tưởng, vì thế chúng ta cần có những biện
pháp mang tính thực tiễn hơn để doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận
trong phạm vi cho phép. Có một câu hỏi tối quan trọng được đặt ra với
tất cả các doanh nghiệp từ ngày khởi nghiệp: “Chúng ta cần bán được bao
nhiêu hàng để hòa vốn?”, tức là đủ chi trả được tất cả các khoản chi
phí, không tính đến lời lãi.
Phân
tích Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận (phân tích CVP) giải thích một số
phép tính và đồ thị cần thiết trong môn học F5, đồng thời giúp đánh giá
kết quả hoạt động của một công ty, đưa ra những giả định làm cơ sở cho
những phân tích tương tự.
MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CVP
Phân tích CVP trước tiên xem xét ảnh hưởng từng hoạt
động đến kết quả tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là kết quả bán
hàng (lượng hàng hóa bán ra). Lý giải cho sự quan tâm đặc biệt này là
bởi trong thời gian hoạt động ngắn, các yếu tố khác như giá bán hay chi
phí đều có thể biết được một cách tương đối chính xác còn lượng hàng bán
được ra lại thường rất khó đoán. Trong khi đó, lợi nhuận của một doanh
nghiệp lại phụ thuộc trước tiên vào số lượng hàng bán ra trên thị
trường.
Lấy
ví dụ về công ty A buôn bán sản phẩm X. Công ty biết chắc chắn rằng giá
bán của sản phẩm là $50 và chi phí biến đổi là $30, từ đó số dư đảm phí
(Contribution) là $50 - $30 = $20. Ngoài ra tổng chi phí cố định mỗi năm
cũng có thể dễ dàng dự đoán là $200,000. Tuy nhiên khi đặt ra câu hỏi
liệu công ty có thể tạo ra lợi nhuận trong năm nay được hay không thì
câu trả lời sẽ là “Chúng ta không biết”. Lý do là bởi chúng ta không
biết được sẽ có bao nhiêu hàng hóa được bán ra, và đây chính là thời
điểm cần đến phân tích CVP.
Phương pháp tính điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tức là doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Có ba phương pháp được dùng để xác định điểm hòa vốn này:
Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tức là doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Có ba phương pháp được dùng để xác định điểm hòa vốn này:
1. Phương pháp phương trình toán học
Chỉ cần một vài kiến thức toán học cơ bản cũng có thể giúp chúng ta trả lời rất nhiều câu hỏi trong việc phân tích CVP.
Như đã biết, tổng doanh thu = giá bán của 1 sản phẩm (USP) X số lượng sản phẩm bán ra (Q)
Ngoài ra, tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí cố định (FC) đầu tiên, sau đó tới các chi phí biến đổi (VC). Tổng chi phí biến đổi được tính bằng cách nhân chi phí biến đổi của từng đơn vị sản phẩm (UVC) với tổng số lượng sản phẩm (Q). Bât kỳ khoản dư thừa nào sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sẽ được coi là lợi nhuận (P). Bằng cách đặt những thông tin này vào một phương trình đơn giản, ta sẽ có được câu trả lời cho những câu hỏi về CVP. Với công ty A:
Ngoài ra, tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí cố định (FC) đầu tiên, sau đó tới các chi phí biến đổi (VC). Tổng chi phí biến đổi được tính bằng cách nhân chi phí biến đổi của từng đơn vị sản phẩm (UVC) với tổng số lượng sản phẩm (Q). Bât kỳ khoản dư thừa nào sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sẽ được coi là lợi nhuận (P). Bằng cách đặt những thông tin này vào một phương trình đơn giản, ta sẽ có được câu trả lời cho những câu hỏi về CVP. Với công ty A:
Tổng doanh thu - tổng chi phí biến đổi - tổng chi phí cố định = Lợi nhuận
(USP x Q ) - ( UVC x Q) - FC = P ( 50Q ) - ( 30Q ) - 200.000 = P
(Lưu ý: Chúng ta sẽ sử dụng tổng chi phí cố định chứ không sử dụng chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm vì chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo số lượng sản phẩm được bán ra)
Nếu đặt lợi nhuận P = 0 (không có lãi) thì chúng ta sẽ tìm ra được số lượng hàng cần bán để hòa vốn:
(USP x Q ) - ( UVC x Q) - FC = P ( 50Q ) - ( 30Q ) - 200.000 = P
(Lưu ý: Chúng ta sẽ sử dụng tổng chi phí cố định chứ không sử dụng chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm vì chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo số lượng sản phẩm được bán ra)
Nếu đặt lợi nhuận P = 0 (không có lãi) thì chúng ta sẽ tìm ra được số lượng hàng cần bán để hòa vốn:
(50Q) - (30Q) - 200.000 = 0
20Q - 200.000 = 0
20Q = 200.000
Q = 10.000 đơn vị.
20Q - 200.000 = 0
20Q = 200.000
Q = 10.000 đơn vị.
Như vậy để có thể hòa vốn, công ty A cần bán được 10,000 sản phẩm X. Nếu
bán được trên 10,000 sản phẩm, công ty sẽ tạo ra được lợi nhuận.
2. Phương pháp Số dư đảm phí
Phương pháp thứ hai sử dụng kiến thức đại số để viết lại những phương trình bên trên, tập
trung vào việc sử dụng số dư đảm phí. Số dư đảm phí được tính bằng tổng
doanh thu trừ đi tổng chi phí biến đổi. Tức là, một đơn vị số dư đảm
phí (UCM) bằng một đơn vị giá bán sản phẩm (USP) trừ đi một đơn vị chi
phí biến đổi (UVC). Công thức tại mục 1 được thay đổi như sau:
(USP x Q) - (UVC x Q) - FC = P
(USP - UVC) x Q = FC + P
UCM x Q = FC + P
Q =
Vậy nếu P = 0 (để tìm ra điểm hòa vốn), thì Q = FC : UCM.
(USP x Q) - (UVC x Q) - FC = P
(USP - UVC) x Q = FC + P
UCM x Q = FC + P
Q =
Vậy nếu P = 0 (để tìm ra điểm hòa vốn), thì Q = FC : UCM.
Áp dụng với công ty A:
UCM = 20 , FC = 200.000 và P = 0.
Q = = = 10,000
Vậy Q = 10.000 đơn vị
UCM = 20 , FC = 200.000 và P = 0.
Q = = = 10,000
Vậy Q = 10.000 đơn vị
3. Phương pháp đồ thị
Với phương pháp đồ thị,
đường tổng chi phí (TC) và đường tổng doanh thu (TR) sẽ được vẽ trên
cùng một đồ thị, trục y hiển thị $, trục x hiển thị số lượng sản phẩm
bán được (Units sold). Điểm giao nhau của 2 đường TC và TR chính là điểm
hòa vốn (Break-even point). Khoảng cách giữa 2 đường này thể hiện lợi
nhuận thu được hay tổn thất mà công ty A phải chịu. Hình 1 biểu
thị một đồ thị hòa vốn tiêu biểu cho công ty A. Khoảng cách giữa đường
chi phí cố định và đường tổng chi phí sẽ chỉ ra lượng chi phí biến đổi.
Hình 1
Một
đồ thị khác là đồ thị số dư đảm phí. Nó khá giống với đồ thị hòa vốn,
tuy nhiên, đường Chi phí cố định được thay bằng đường Chi phí biến đổi
(Variable cost). Như vậy chi phí cố định chính là chênh lệch giữa hai
đường Chi phí biến đổi (Total cost) và đường Tổng chi phí (Total
revenue). . Điểm mạnh của biểu đồ này là nó nhấn mạnh vào số dư đảm phí (Contribution), tức là khoảng chênh lệch giữa đường Tổng doanh thu và đường Chi phí biến đổi (Hình 2)
Hình 2
Cuối
cùng, chúng ta có thể vẽ một đồ thị lợi nhuận - sản lượng, trong đó nhấn
mạnh vào ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng đến lợi nhuận (hình 3).
Hình 3
Ngoài
việc xác định điểm hòa vốn thì việc xác định sản lượng bán ra nhằm đạt
được lợi nhuận mong muốn là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng xem xét một
vài cách tính sản lượng bán ra sau đây
Ví dụ 1
Công ty A muốn đạt được một mục tiêu lợi nhuận là
$300.000. Khối lượng bán hàng cần thiết để đạt được mức lợi nhuận đã đề
ra có thể được xác định một cách chắc chắn bằng bất kỳ một trong ba
phương pháp (phương trình / số dư đảm phí / đồ thị) đã nêu ra ở trên.
Nếu sử dụng phương pháp phương trình, khoản lợi nhuận $300.000 được đưa vào phương trình thay vì đặt lợi nhuận bằng không:
(50Q) - (30Q ) - 200.000 = 300.000
20Q - 200.000 = 300.000
20Q = 500.000
Q = 25.000 đơn vị.
Hoặc nếu sử dụng phương pháp số dư đảm phí:
UCM = 20 , FC = 200.000 và P = 300.000.
(50Q) - (30Q ) - 200.000 = 300.000
20Q - 200.000 = 300.000
20Q = 500.000
Q = 25.000 đơn vị.
Hoặc nếu sử dụng phương pháp số dư đảm phí:
UCM = 20 , FC = 200.000 và P = 300.000.
Q =
Q =
Từ đó suy ra Q = 25.000 đơn vị.
Kết quả này cũng đúng trên đồ thị dù khó nhìn hơn so với hai phương pháp trên. Lợi nhuận sẽ là $300.000 vì khoảng cách giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí là $300.000 (Khoảng cách này biểu thị lượng lợi nhuận đứng sau điểm hòa vốn hoặc lượng lỗ đứng trước điểm hòa vốn)
Biên độ an toàn
Biên độ an toàn là khối lượng bán hàng mà công ty có thể giảm trước khi bị lỗ, tức là khoảng chênh lệch giữa lượng doanh thu đề ra so với lượng doanh thu để hòa vốn. Ví dụ với công ty A trên, lượng hàng bán ra dự kiến là 20.000 đơn vị. Biên độ an toàn có thể được tính (theo đơn vị) như sau:
Doanh thu dự kiến - doanh thu hòa vốn = 20.000 - 10.000 = 10.000 đơn vị.
Hoặc bằng phần trăm:
Kết quả này cũng đúng trên đồ thị dù khó nhìn hơn so với hai phương pháp trên. Lợi nhuận sẽ là $300.000 vì khoảng cách giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí là $300.000 (Khoảng cách này biểu thị lượng lợi nhuận đứng sau điểm hòa vốn hoặc lượng lỗ đứng trước điểm hòa vốn)
Biên độ an toàn
Biên độ an toàn là khối lượng bán hàng mà công ty có thể giảm trước khi bị lỗ, tức là khoảng chênh lệch giữa lượng doanh thu đề ra so với lượng doanh thu để hòa vốn. Ví dụ với công ty A trên, lượng hàng bán ra dự kiến là 20.000 đơn vị. Biên độ an toàn có thể được tính (theo đơn vị) như sau:
Doanh thu dự kiến - doanh thu hòa vốn = 20.000 - 10.000 = 10.000 đơn vị.
Hoặc bằng phần trăm:
Biên độ an toàn = = = 50%
Cuối cùng, nó có thể được tính toán bằng tiền $ như sau:
Doanh thu ngân sách - doanh thu hòa vốn X giá bán = 10.000 x $50 = $500.000.
Tỉ lệ số dư đảm phí/doanh thu(Contribution/Sales-Tỉ lệ C/S)
Cuối cùng, nó có thể được tính toán bằng tiền $ như sau:
Doanh thu ngân sách - doanh thu hòa vốn X giá bán = 10.000 x $50 = $500.000.
Tỉ lệ số dư đảm phí/doanh thu(Contribution/Sales-Tỉ lệ C/S)
Việc
xác định được mỗi $ hàng bán ra đóng góp bao nhiêu vào chi phí cố định
là cần thiết đối với những doanh nghiệp chỉ buôn bán 1 loại sản phẩm
cũng như những doanh nghiệp đa sản phẩm.
Phép tính này được hiểu là sự đóng góp vào doanh thu hay tỉ lệ C/S. Với những công ty chỉ kinh doanh 1 loại sản phẩm thì công thức tính tỉ lệ C/S bằng tổng số dư đảm phí chia cho tổng doanh thu bán hàng, hoặc lấy một đơn vị số dư đảm phí chia cho giá bán.
Phép tính này được hiểu là sự đóng góp vào doanh thu hay tỉ lệ C/S. Với những công ty chỉ kinh doanh 1 loại sản phẩm thì công thức tính tỉ lệ C/S bằng tổng số dư đảm phí chia cho tổng doanh thu bán hàng, hoặc lấy một đơn vị số dư đảm phí chia cho giá bán.
Xét với công ty A: Tỉ lệ C/S = $20 / $50 = 0.4
Trong doanh nghiệp đa sản phẩm, tỷ lệ C/S trung bình được tính bằng cách sử dụng công thức:
Tổng Số dư đảm phí / Tổng doanh thu bán hàng
Tỷ lệ C/S trung bình này được sử dụng để tìm ra những thông tin về CVP như điểm hòa vốn, biên độ an toàn vv...
Ví dụ 2
Trong doanh nghiệp đa sản phẩm, tỷ lệ C/S trung bình được tính bằng cách sử dụng công thức:
Tổng Số dư đảm phí / Tổng doanh thu bán hàng
Tỷ lệ C/S trung bình này được sử dụng để tìm ra những thông tin về CVP như điểm hòa vốn, biên độ an toàn vv...
Ví dụ 2
Ngoài
sản phẩm X ra thì công ty A đang tiến hành sản xuất sản phẩm Y, dưới
đây là những thông tin được đưa ra cho 2 dòng sản phẩm:
Sản phẩm X
|
Sản phẩm Y
| |
Giá bán |
$50
|
$60
|
Chi phí biến đổi |
$30
|
$45
|
Số dư đảm phí theo đơn vị |
$20
|
$15
|
Doanh thu dự kiến (đơn vị) |
20.000
|
10.000
|
Tỷ lệ C/S trung bình được tính bằng cách chia tổng số dư đảm phícho tổng doanh thu dự kiến:
= = 34,375%
Từ đây điểm hòa vốn sẽ được tính như sau:
Từ đây điểm hòa vốn sẽ được tính như sau:
Điểm hòa vốn = = = $581.819 doanh thu
Tiếp đó, để đạt được một mục tiêu lợi nhuận là $300.000 :
= = $1.454.546
Tuy nhiên, những phép tính trên chỉ mang tính chất dự đoánvì công ty A giả định rằng 2 dòng sản phẩm X và Y của họ được bán ra liên tục với tỉ lệ 2X : 1Y. Trên thực tế, giả định này rất khó để trở thành hiện thực vì tỉ lệ bán hàng không thể bất biến 2:1 được, hoặc kể cả nó giữ vững ở tỉ lệ 2:1 trong một khoảng thời gian dài thì điểm hòa vốn bị khác đi so với dự đoán. Điểm này sẽ được đề cập đến trong phần sau của bài viết.
Tiếp đó, để đạt được một mục tiêu lợi nhuận là $300.000 :
= = $1.454.546
Tuy nhiên, những phép tính trên chỉ mang tính chất dự đoánvì công ty A giả định rằng 2 dòng sản phẩm X và Y của họ được bán ra liên tục với tỉ lệ 2X : 1Y. Trên thực tế, giả định này rất khó để trở thành hiện thực vì tỉ lệ bán hàng không thể bất biến 2:1 được, hoặc kể cả nó giữ vững ở tỉ lệ 2:1 trong một khoảng thời gian dài thì điểm hòa vốn bị khác đi so với dự đoán. Điểm này sẽ được đề cập đến trong phần sau của bài viết.
Bảng 3: Tiếp tục hình 3
Sản phẩm X
|
Sản phẩm Y
| |
Giá bán |
$50
|
$60
|
Chi phí biến đổi |
$30
|
$45
|
Số dư đảm phí theo đơn vị |
$20
|
$15
|
Doanh số dự kiến (đơn vị) |
20.000
|
10.000
|
Tỉ lệ C/S |
0,4
|
0,25
|
Tỉ lệ C/S trung bình |
0,34375
| |
Xếp hạng sản phẩm (theo lợi nhuận) |
1
|
2
|
Sản phẩm
|
Số dư đảm phí
$' 000
|
Lãi/lỗ tích lũy
$' 000
|
Doanh thu
$' 000
|
Doanh thu tích lũy
$' 000
|
(Chi phí cố định)
|
0
|
(200)
|
0
|
0
|
X
|
400
|
200
|
1.000.000
|
1.000.000
|
Y
|
150
|
350
|
600.000
|
1.600.000
|
Việc tìm ra tỉ lệ C/S của mỗi sản phẩm bán ra là cần thiết để vẽ được đồ thị sản lượng đa sản phẩm.
Đồ thị sản lượng - lợi nhuận đa sản phẩm
Khi thảo luận về những phương pháp đồ thị trong việc
thiết lập các điểm hòa vốn, chúng ta quan tâm đến biểu đồ hòa vốn và đồ
thị số dư đảm phí. Những biểu đồ này cũng có
thể được vẽ ra với những công ty kinh doanh nhiều mặt hàngnhư công ty A.
Có một dạng đồ thị chưa được nhắc tới là đồ thị lãi suất - sản lượng.
Đồ thị này có chút khác biệt so với những đồ thị khác ở chỗ nó tập trung
vào việc chỉ ra lãi/lỗ mà không tách bạch ra hai đường chi phí và doanh
thu. Trong một mô hình doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng, có 2 kiểu
đường được vẽ trên đồ thị: một đường thẳng (khi giả định tỉ lệ bán ra
giữa hai sản phẩm là không thay đổi), và đường cong (xếp theo thứ tự sản
phẩm bán ra thu được lợi nhuận cao nhất rồi mới tiếp đến sản phẩm thu
được lợi nhuận ít hơn).
Để có thể vẽ được đồ thị, việc tìm ra tỉ lệ C/S của
mỗi sản phẩm bán ra trước khi xếp hạng chúng theo giá trị lợi nhuận là
cần thiết. Điều này khá dễ dàng với Công ty A vì chỉ có hai sản phẩm
được sản xuất. Vì thế, việc lập nhanh Bảng 3 rất hữu ích nhằm xác định chắc chắn từng điểm cần vẽ trên đồ thị để chỉ ra đường lãi/lỗ.
Đồ thị từ đó có thể được vẽ ra (Hình 3), cho thấy doanh số bán tích lũy trên trục x và lãi/lỗ tích lũy trên trục y. Có thể thấy được từ đồ thị rằng: khi công ty bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất trước (x), công ty sẽ đạt được điểm hòa vốn sớm hơn khi bán cả hai sản phẩm với một tỉ lệ bán ra nhất định. Điểm hòa vốn xuất hiện khi từng đường cắt trục x.
Đồ thị từ đó có thể được vẽ ra (Hình 3), cho thấy doanh số bán tích lũy trên trục x và lãi/lỗ tích lũy trên trục y. Có thể thấy được từ đồ thị rằng: khi công ty bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất trước (x), công ty sẽ đạt được điểm hòa vốn sớm hơn khi bán cả hai sản phẩm với một tỉ lệ bán ra nhất định. Điểm hòa vốn xuất hiện khi từng đường cắt trục x.
Hạn chế của phép phân tích CVP
Phân
tích CVP rất có giá trị trong việc chỉ ra ảnh hưởng của sản lượng, chi
phí và giá bán tới lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng còn
gặp nhiều hạn chế bởi nó dựa trên những giả định sau :
- Lợi
nhuận được tính toán trên cơ sở chi phí biến đổi, hoặc nếu việc hấp thụ
chi phí được sử dụng, người ta sẽ cho rằng khối lượng sản xuất ra là
tương đương với khối lượng bán hàng.
- Hoặc một sản
phẩm duy nhất đang được bán ra, hoặc nếu có nhiều sản phẩm thì tỉ lệ bán
ra cũng là bất biến. Chúng ta đã cân nhắc điều này ở Hình 3 và thấy
rằng nếu sự bất biến này thay đổi thì điểm hòa vốn cũng vậy.
- Tất
cả các biến đổi khác, trừ sản lượng, được giữ nguyên, tức là sản lượng
chính là yếu tố duy nhất khiến cho doanh thu và chi phí bị thay đổi.
Trong thực tế, giả định này có thể không đúng, ví dụ, nếu có sự thay đổi
trong cơ cấu sản phẩm bán ra thì doanh thu cũng sẽ thay đổi theo. Hơn
nữa, một điều thường thấy là khi sản lượng tăng thì giá thành sẽ giảm
xuống.
- Các
tính năng của tổng chi phí và tổng doanh thu là đường thẳng. Điều này
chỉ đúng với kỳ hạn ngắn, hoặc ở một mức độ hoạt động nhất định.
- Chi
phí có thể được chia thành một phần cố định và một phần biến đổi. Trong
thực tế, một số dạng chi phí có thể bao gồm cả hai, như chi phí cho
điện thoại, một phần dùng để trả tiền thuê hàng tháng sẽ là cố định, và
một phần chi phí sẽ biến đổi theo số lượng cuộc gọi đi.
- Chi
phí cố định không thay đổi trong "phạm vi liên quan" – những cấp độ
hoạt động mà ở đó doanh nghiệp có kinh nghiệm và do đó có thể phân tích
một cách khá chính xác. Hoặc công ty đã hoạt động ở phạm vi đó trước
đây, hoặc đã nghiên cứu kỹ về nó nên có những khả năng như đưa ra những
tiên đoán chính xác về chi phí cố định trong cùng một phạm vi.
Nguồn: vietsourcing.edu.vn
Đăng nhận xét
NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!